Vấn đề Biển Đông : Philippines kiên cường Việt Nam ở đâu ? – Trần Lý

07/05/2024

Trần Lý

Tin từ các Hãng Thông tấn và Truyền thông

  • Al Jazeera (2 May 2024) : Philippines đã phản đối về việc Bắc Kinh ‘gây chuyện’ và hải hành nguy hiểm sau khi dùng ‘súng bắn nước’ (vòi rồng) tấn công 2 tàu Phi trong khi đang tuần tiễu tại Biển Đông.. Đây là lần phản đối thứ 20 của Phi về các hành động của Tàu tuần duyên và tàu dân quân đánh cá Trung quốc.. Cuộc gây rối mới nhất của Tàu xảy ra tại vùng biển quanh Scarborough Shoal (trong khu vực EEZ của Phi mà Tàu cộng đã cưỡng chiếm năm 2012 ! Ngư trường quanh Scarborough Shoal (cách Phi 220 km, xa HaiNan 900km), là nơi hoạt động của nhiều đoàn tàu đánh cá của Phi, Tàu cộng, Indonesia và cả Việt Nam.
  • Tuần Báo Vision Times (8-21 March, 2024)  : Ngày 5 tháng 3, một cuộc va chạm kéo dài gần 5 tiếng,  đã xảy ra giữa các tàu tuần duyên Trung cộng và Philippines gây cho 4 nhân viên Phi bị thương. Cuộc đối đầu diễn ra tại Vùng Biển Đông..Phát ngôn viên Phi cho biết, các tàu tuần duyên Trung cộng cùng nhiều ‘thuyền cá’ đi theo (tất cả 26 chiếc) đã ‘chặn đầu’ và di chuyển bất cẩn, gây nguy hiểm cho Tàu tuần tra Phi BRP Sindangan và tàu vận tải chở tiếp liệu đến Second Thomas Shoal.. Hành vi của Tàu đã gây hư hại cho tàu Phi, làm 4 thủy thủ bị thương.. Tàu lên tiếng phản bác  cho rằng tàu Phi đã xâm phạm ‘lãnh hải của Tàu !?

    Second Thomas Shoal , tên ‘Anh ngữ’ của Bãi Cỏ mây, Phi gọi là Ayungin Shoal, Tàu gọi Rén Ài Jiào (Nhân ái tiêu đảo) , là một bãi đá ngầm nằm ở quần đảo Trường Sa. Phi đã chiếm đóng Bãi này năm 1999, đặt một tiền đồn, dùng một chiến hạm cũ neo đậu tại đây,. Chiến hạm BRP Sierra Madre, dược bảo vệ bằng một toán 30 Thủy quân lục chiến Phi..Bãi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiếp tế từ đất Phi.

  • Báo chí VN (VN Express, Tuổi Trẻ..) chỉ ‘loan tin’ về sự việc; đăng lời kêu gọi của Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng.. “quan ngại về căng thẳng đang xảy ra, đề nghị Tàu và Phi kiềm chế và thực hiện nghiêm túc về Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).. Bản tuyên bố của” CSVN  không nhắc đến vấn đề chủ quyền của Bãi Cỏ Mây, tuy VN là một trong 3 quốc gia đang tranh chấp ! (Việt- Tàu /Taiwan và Phi)

             – Từ phun vòi rồng :

             – đến đâm chặn đầu..vào  tàu Phi..

  Xin đọc bài Bãi Cỏ mây của Trần Lý tại

  • Vấn đề pháp lý :

    Chuyện viên Phạm Ngọc Minh Trang của Tổ chức Asia Maritime Transparency Initiative, tóm lược :

“.. Trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều cuộc đối đầu nguy hiểm giữa Philippines và China tại vùng biển quanh Second Thomas Shoal. Đây là một thực thể trên biển ngoài khơi (offshore maritime feature) , nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế EEZ của Philippines, cách đảo Palawan của Phi trong khoảng 200 hải lý và cách đảo Hainan của Tàu gần 600 hải lý. Một chiến hạm của Phi, chiéc BRP Sierra Madre, cố tình neo tại Bãi và Manila xem như một tiền đồn của Phi trong hải phận của mình. Thuyền bè của Phi thường chở quân luân phiên trú phòng và các tiếp liệu cần thiết cho sinh hoạt thường ngày. Tàu không đồng ý với các hoạt động của Phi, đòi chủ quyền trên Second Thomas Shoal và lên án Phi xâm phạm lãnh thổ Tàu, cùng vùng biển liên hệ..”

   Cốt lõi tranh chấp giữa Manila và Beijing về Second Thomas Shoal có vẻ như một cuộc tranh chấp lãnh thổ, trong đó các  phe dành chủ quyền về một thực thể trên biển..

   Tuy nhiên, xét vụ này trên cương vị Luật pháp quốc tế, thỉ vụ tranh chấp này.. có lê không có yếu tố.. pháp lý ! Việc đòi hỏi do một phe đưa ra, không có căn bản pháp lý, không đủ để chứng minh sự hiện hữu của tranh chấp.

   Trên thực tế, Luật Biển quốc tế xác định : Tàu không có quyền để đòi chủ quyền trên Second Thomas Shoal và không có quyền hạn gì về vùng biển quanh Bãi này..

  • Các điều khoản về thực thể trên biển của Luật Biển quốc tế ..

   Theo luật Biển (quốc tế hiện hành), các thực thể ngoài khơi trên biệt được chia thành 3 loại Đảo, Đá và Phần nhô lên khỏi mặt nước biển khi triều thấp (low-tide elevations (LTEs). Đảo và Đá đểu là những thực thể địa lý thấy được, không bị nước phủ  khi triều dâng..

   Điều khoản 121 của Law of the Sea Convention (UNCLOS=United Nations Convention on the Law of the Sea) đặt ra những điều khoản phân biệt giữa Đảo và Đá..

    Mọi thực thể địa lý ngoài biển nếu (1) có khả năng nuôi sống thường xuyên một cộng đồng cư dân, hay (2) có khả năng tự cung cấp các vật liệu kinh tế, độc lập với đất liền cần thiết cho dân cư sinh hoạt đều được xem là Đảo=Island..Các thực thể biển thiếu cả 2 điều kiện trên được xem là Đá= Rock.

     Đảo có tất cả các quyền lợi và chủ quyền về lãnh thổ, các khu vực biển như lãnh hải (territorial sea), vùng tiếp cận (contiguous zone), vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), thềm lục địa riêng (continental shelf).. Đá chỉ có quyển có vùng hải phận 12 hải lý bao quanh. Về LTEs, Điều khoản 13 của UNCLOS quy định không có hải phận nào bao quanh.

   Một điểm tối quan trọng cần chú ý :

   Các quốc gia có thể đòi chủ quyền trên trên Biển Và Đá ngoài khợi.. Luật chủ quyền không áp dụng cho các LTE.

    Một LTE nằm trong lãnh hải của một quốc gia ven biển, trong EEZ và thềm lục địa  của quốc gia.. thì Chủ quyền LTE thuộc về quốc gia đó .

  • Tình trạng pháp lý của Bãi Cỏ Mây

   Ngày 12 tháng 7, năm 2016, Tòa Án Hòa giải , thành lập theo UNCLOS mà Phi và Tàu đều là thành viên, đưa ra phán quyết về tranh chấp tại Biển Đông giữa hai nước ( Phi đưa đơn kiện, Việt Nam đứng ngoài, không trong đơn kiện Tàu ).

   Phán quyết có nhiều Awards dictum

  • Trước hết Tòa xử : Second Thomas Shoal  là một LTE, nổi thấy được khi triều xuống và chìm dưới mặt nước khi triều lên (đoạn 383), Điều này có nghĩa là không quốc gia nào có thể tự đòi hỏi chủ quyền. Quan trọng nhất là vị trí của LTE này nằm bên trong EEZ của Phi (đoạn 399), nên Tàu không có  quyền lợi (entitlement) về hải phận quanh Second Thomas Shoal . Dictum này xác định chủ quyền của Phi trên LTE này (đoạn 632). Vùng  hải phận quanh Second Thomas Shoal là EEZ của Phi .

Về phương diện ‘Công pháp quốc tế’ : Tàu không có quyền tranh chấp về chủ quyền của Second Thomas Shoal .

  • Hoa Kỳ và  Second Thomas Shoal

  Hoa Kỳ tuyên bố, trên nguyên tắc, chấp nhận phán quyết UNCLOS 2016, theo đó Second Thomas Shoal  thuộc chủ quyền của Phi.

   Giữa Hoa Kỳ và Phi có một Hiệp ước Phòng thủ Song-phương= Mutual Defense Treaty (MDT) ký ngày 30 tháng 8 năm 1951, hiện vẫn đang còn hiệu lực.

     Xem chi tiết tại :

https://en.wikipedia.org/wiki/Mutual_Defense_Treaty_(United_States-Philippines)

  • 28 tháng Giêng, năm 2021 Ngoại trưởng MỹAntony Blinken, tái xác nhận Mỹ tôn trọng các cam kết ghi trong MDT US-Phi. 22 tháng 11, 2022  Phó TT Kamala Harris cũng cam kết với TT Phi Bongbong Marcos là ‘trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang vào Quân lực Phi, vào tàu thuyền, vào Phi cơ Phi trong vùng Biển Đông.. Mỹ sẽ hành động theo các điều khoản của Mutual Defense Treaty.
  • Ngày 04/05/2023 Mỹ và Phi đã đồng ý bổ túc các hướng dặn mới cho MDT (1951), đề cập cụ thể  các cam kết phòng thủ chung sê được viện dẫn, nếu có một cuộc tấn công vũ trang vào một trong hai quốc gia, ở ‘bất kỳ đâu trên Biển Đông’. Một bổ xung khác xác định rằng các tàu tuần duyên Phi và Mỹ nằm trong số các thực thể được bảo vệ..
  • Trường hợp Chiến hạm Sierra Madre

Article IV của MDT  có thể được viện dẫn để áp dụng cho chiến hạm cũ nát không còn giá trị hải hành Sierra Madre, được Phi ủi vào bãi Second Thomas Shoal, dùng làm tiền đồn phòng thủ.. Nếu Tàu tấn công Sierra Madre và quân Phi đồn trú trên Tàu, thì theo MDT sẽ là tấn công Phi và Mỹ phải can thiệp ?

                                   Sierra Madre trên Bãi Second Thomas Shoal

             Tiền đồn.. chống Trung cộng ?

  • Tình trạng pháp lý của Sierra Madre
  • Sierra Madre vẫn còn là một chiến hạm ‘hoạt động’ liệt kê trong Danh sách Chiến hạm của Hải Quân Phi (LT-57).
  • Theo Luật Quốc tế, chiến hạm và các tàu thuyền quân sự được xem là có chủ quyền quốc gia (như Tòa Đại sứ), đặc miễn, không bị bắt giữ, khám xét, thanh tra.. bởi một quốc gia khác. Đặc miễn quốc gia  này cũng được áp dụng cho thủy thủ đoàn, kho hàng, vũ khí và các tài sản khác trên phương tiện quân sự này..
  • Do quyền đặc miễn, Sierra Madre một chiến hạm của HQ Phi sẽ được Chính Phủ Phi bảo vệ hoàn toàn về phương tiện và nhân sư trên tàu chống mọi vi phạm luật quốc tế ..như khi bị tấn công..
  • Tháng 10-2023, Chính phủ Phi đã cho sửa chữa, củng cố khung sườn chiến hạm chống bị soi mòn do nước biển, tái trang bị để giúp nâng cao phương tiện sinh hoạt cho quân đồn trú, tân trang khu vực nghỉ ngơi, nhà bếp và đặt  hệ thống liên lạc internet..
  • Những tranh chấp khác mà Phi còn phải đang đối đầu :
  • Whitson (Whitsun Reef) , Bãi Ba đầu , Níu-è-jiao (Ngưu Ách tiêu)) Julian Felipe Reef (Phi) 

   Một rạn san hô , dạng chữ V, rộng khoảng 10 km vuông, thuộc Cụm Sinh tồn (Union Banks), nằm tại mút Đông-Bắc của Cụm, chỉ nhô khỏi mặt nước khi triều xuống. UNCLOS xếp vào loại LTE. Trước 2016, Rạn này không có dân cư ngụ và  không có quốc gia nào lên tiếng đòi chủ quyền,  hiện là đối tượng tranh chấp giữa Phi-Việt-Tàu..

    Tàu tự đòi chủ quyền.. vì nằm trong bản đồ 9 đoạn tự vẽ, lý do của kẻ mạnh ! Có tài liệu ghi là Tàu đã từng đổ bộ lên Rạn này năm 1992 ?

    Phi xem Rạn này nằm trong EEZ (cách Palawan khoảng 170 hải lý) và thềm lục địa của mình?, lên tiếng phản đối về sự hiện diện thường xuyên của các tàu cá Trung cộng, thật sự là những lực lượng dân quân biển của Tàu. Ngoài các tàu cá, Trung cộng còn cho cả Tàu buôn neo đậu tại đây..

    Ngày 21 tháng 3, 2021, khoảng 220 thuyền cá Tàu thả neo tại đây (lấy lý do tránh biển động ) Ngày 13 tháng 4-2021, Tàu tuần duyên Phi đã đến thanh sát..sau đó do áp lực quốc tế, đoàn tàu cá dân quân của Trung cộng lần lượt rút đi..

     Việt Nam nhận Whitson Reef là của mình theo lý do Rạn nằm trong vùng 12 miles, hải phận của Đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East) do CSVN quản lý (VNCH đóng quân từ 1974)

    Rạn Whitsun chịu tác động của bão và gió nên luôn có những thay đổi về địa hình/vật lý.! Có những thời gian Rạn có 3 còn cát nhỏ nổi lên khỏi mặt biển (đủ điều kiện để thành đảo), nhưng các cồn này lại liên tục biến dạng và có khi hoàn toàn biến mất ?

  • Scarborough Shoal

Tên Phi Bajo de Masinloc ; Tàu Huangyan Island (Huàng Yán Dào)

   Năm 2013, Philippines đã  đôn phương nộp đơn lên Tòa Án Quốc Tế  The Hague khiếu nại về Chủ quyền của Đảo.. Năm 2015, Tòa tuyên bố đường 9 d0oạn của Tàu không có giá trị về chủ quyền  các đảo và vùng biển mà Tàu đòi hỏi tại Biển Đông . Tàu không chấp nhận phán quyết này và gửi chiến hạm vào canh chừng toàn bộ khu vực, ngăn cản tàu đánh cá Phi vào ngư trường !

  Phi luôn luôn đòi hỏi chủ quyền và tranh đấu chống mọi hoạt động của Tàu mà Phi cho là phi pháp…

Xin mời đọc phần tiếp về ‘Địa chính trị’ của Scarborough Shoal

                                                                                                Tràn Lý 5/2024

Nguồn: Mr. TL chuyển

Nguồn: Mr. TL chuyển

Leave a comment